Y học cổ truyền, hóa thực vật học và độc tính Perilla_frutescens

Các thứ tía tô được sử dụng trong y học cổ truyền ở Đông và Đông Nam Á.[11] Trong y học Trung Quốc, lá của thứ P. frutescens var. crispa được sử dụng nhiều hơn var. frutescens.

Lá có mùi hương đặc trưng do có các chất Hydrocarbon, alcohol, aldehyde, furan, và xeton, cụ thể là perilla ketone, egoma ketone, and isoegoma ketone.[1][11] Các hợp chất khác bao gồm perillaldehyde, limonene, linalool, caryophyllene, menthol, và alpha-Pinene.[11] Thứ crispa có màu thân và lá khác biệt, trải từ xanh đến đỏ đến tím do có chứa anthocyanin.[11][12]

Dù tía tô xanh được trồng rộng rãi và là loại rau mà con người có thể ăn được, nó lại độc đối với bò nhà và các động vật nhai lại khác, cũng như là ngựa.[11] Ở gia súc chăn thả, các chất ketone trong cây gây hội chứng suy hô hấp cấp tính.[11]

Tác dụng phụ nguy hiểm

Có thể gặp phải viêm da tiếp xúc ở những người làm việc liên quan đến lá và dầu tía tô xanh.[11] Khi tiêu thụ lượng lớn hạt đã ghi nhận trường hợp phản vệ.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Perilla_frutescens http://www.boxun.com/news/gb/misc/2008/07/20080718... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3167467 http://agrifs.ir/sites/default/files/Fish,%20Omega... http://premium.britannica.co.kr/bol/topic.asp?arti... http://stdweb2.korean.go.kr/search/View.jsp?idx=53... http://stdweb2.korean.go.kr/search/View.jsp?idx=94... http://data.canadensys.net/vascan/taxon/6430 //doi.org/10.1007%2FBF02667430 //doi.org/10.1007%2Fs11745-008-3171-8 //doi.org/10.1007%2Fs13596-011-0002-x